Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề thẻ tín dụng có chuyển khoản được không? Vậy thì hãy để chúng tôi giúp bạn trả lời câu hỏi này. Sản phẩm thẻ tín dụng hiện nay ngày càng được ưa chuộng, cũng bởi những tính năng ưu việt của chúng. Tuy nhiên tính năng chuyển khoản có thực hiện được không lại là câu hỏi của nhiều khách hàng. Hãy đọc hết bài viết này để trả lời câu hỏi trên bạn nhé.
Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?
Thẻ tín dụng KHÔNG chuyển khoản được. Thẻ tín dụng thực chất là một trong những công vụ mà ngân hàng sử dụng cho các khoản vay. Mỗi một chiếc thẻ tín dụng sẽ được cấp một hạn mức sử dụng khác nhau tùy thuộc theo yêu cầu của ngân hàng mà khách hàng đáp ứng được. Khách hàng sẽ được sử dụng hạn mức này để chi tiêu trước rồi sau đó thanh toán sau. Nói một cách khác chính là ngân hàng đang thực hiện việc ứng tiền trước cho bạn để chi tiêu.
Đến kỳ hạn, ngân hàng sẽ gửi sao kê cho bạn và bạn phải hoàn trả lại số tiền đó cho ngân hàng. Thông thường, ngân hàng sẽ để cho khách hàng một khoảng thời gian từ 15 – 45 ngày để khách hàng có thể thanh toán toàn bộ dư nợ. Qua khoảng thời gian trên, ngân hàng sẽ tính lãi suất theo quy định. Thẻ tín dụng không có sẵn tiền trong tài khoản như thẻ ghi nợ. Vì thế khách hàng không thể sử dụng thẻ tín dụng cho giao dịch chuyển khoản.
Xem thêm: Thẻ visa là gì? Nên làm thẻ visa của ngân hàng nào?
Tại sao thẻ tín dụng lại không chuyển khoản được?
Việc không tích hợp tính năng chuyển khoản là cách giúp ngân hàng kiểm soát dư nợ tốt nhất. Đồng thời việc này cũng tránh được tình trạng khách hàng gây nên nợ xấu và không thể hoàn trả lại cho ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi vay trong tương lai của khách hàng.
Ngoài ra, việc không tích hợp tính năng chuyển khoản cũng sẽ giúp ngân hàng bảo toàn được chức năng thanh toán của thẻ đó là không sử dụng tiền mặt. Sự ra đời của thẻ tín dụng sẽ hướng đến mục tiêu là giúp khách hàng thanh toán mọi giao dịch một cách đơn giản, an toàn hơn mà không cần đến tiền mặt. Đó cũng là lý do nếu như cho phép chuyển khoản qua thẻ tín dụng thì sẽ đi ngược lại với chức năng ban đầu của chúng.
Xem thêm: 5 cách mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu thập
Chuyển tiền từ thẻ ghi nợ sang thẻ tín dụng được không?
Thẻ tín dụng vẫn sẽ nhận chuyển khoản từ các thẻ ATM ghi nợ khác. Vì thế bạn vẫn có thể chuyển tiền từ thẻ ATM của mình sang thẻ tín dụng thông qua ứng dụng internet banking, tại các ATM hay tại phòng giao dịch của ngân hàng theo như các hình thức chuyển khoản thông thường. Khách hàng có thể sử dụng khoản tiền được nhận đó để thực hiện thanh toán sao kê thẻ tín dụng.
Đây cũng được coi là một hình thức thanh toán sau kê dư nợ thẻ tín dụng rất dễ dàng, tốn ít thời gian hơn. Khách hàng không cần thiết phải ra ngân hàng để thanh toán dư nợ bằng tiền mặt mà có thể thanh toán trực tuyến qua giao dịch thẻ ATM. Thông tin chuyển khoản sẽ được gửi về SMS hoặc qua email mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng.
Có thể rút tiền từ thẻ tín dụng hay không?
Thẻ tín dụng vẫn cho phép khách hàng có thể rút tiền tại các máy ATM. Cách thực hiện sẽ tương tự như việc sử dụng đối với ATM. Tuy nhiên, việc rút tiền từ thẻ tín dụng không được khuyến khích vì thế bạn đừng nên làm dụng nó. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, khi rút tiền từ thẻ tín dụng tại ATM khách hàng sẽ bị tính lãi suất ngay từ thời điểm rút. Đây chính là điều kiện bắt buộc ở hầu hết các ngân hàng phát hành thẻ. Mức lãi suất cho giao dịch rút tiền của bạn khá cao và thông thường sẽ dao động từ 18%/ năm trở lên.
Thứ hai, ngoài mức lãi suất ngân hàng tính cho bạn thì khi bạn rút tiền bạn sẽ phải chịu thêm phí rút tiền mặt. Phí rút tiền không được coi là chức năng của thẻ tín dụng, đó cũng là lý do vì sao việc rút tiền mặt lại không được khuyến khích. Mức phí rút tiền tại tất cả ngân hàng đều cao, thông thường sẽ từ 4% tổng số tiền của giao dịch trở lên.
Thứ ba, hạn mức rút tiền sẽ tùy theo từng ngân hàng, thường bạn sẽ được rút tối đa từ 50 – 70% hạn mức thẻ tín dụng. Đây được coi là một trong các điều khoản của ngân hàng nhằm kiểm soát dư nợ khách hàng tối ưu.
Cụ thể như sau: Nếu như bạn đang có thẻ tín dụng với hạn mức thẻ là 40.000.000 đồng. Khi bạn muốn thực hiện giao dịch rút tiền mặt từ thẻ qua ATM thì bạn sẽ được rút tối đa từ 50 – 70% giá trị của 40.000.000 (điều này sẽ còn tùy thuộc vào ngân hàng mà bạn sử dụng). Bạn sẽ bị tính phí rút tiền là 4% ngay tại thời điểm mà bạn rút tiền. Sau đó, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất cho bạn khi giao dịch rút tiền thành công. Đến kỳ sao kê, bạn sẽ phải trả lại toàn bộ số tiền đã rút, phí rút tiền tại ATM và mức lãi suất theo kỳ hạn. Vì thế, nếu như không thật sự cấp bách và quan trọng thì bạn không nên rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
Xem thêm: 4 điều kiện mở thẻ tín dụng tại ngân hàng bạn nhất định phải biết
Kết luận
Qua bài viết này, chắc các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi thẻ tín dụng có chuyển khoản được không rồi. Đồng thời chúng tôi còn cung cấp đến các bạn một vài thông tin bạn cần biết về chiếc thẻ tín dụng của mình. Bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào từ thẻ tín dụng. Vì nếu như không cẩn thận bạn sẽ phải chịu phí và lãi suất rất cao từ ngân hàng. Chúc các bạn thành công.