Thường ngày khi giao dịch tại ngân hàng chắc chắn bạn cũng đã nghe đến thuật ngữ số CIF. Vậy số CIF là gì? Số CIF được sử dụng với mục đích gì và hoạt động như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cụm từ này và một số thông tin liên quan trong bài viết dưới đây nhé.
Số CIF là gì?
Số CIF trong ngân hàng hay còn được biết với các tên viết tắt là Customer Information File – theo nghĩa tiếng Việt là “tệp thông tin của khách hàng”. Có thể hiểu rằng đây chính là mỗi khách hàng sẽ có một mã số này để phân biệt dễ dàng. Trong mã số CIF có chứa toàn bộ thông tin cá nhân nên tuy khách hàng có thể có nhiều tài khoản nhưng các tài khoản đó chỉ mang một số CIF duy nhất. Thường thì số CIF sẽ có từ 8- 11 chữ số, mỗi mã số là riêng biệt và thể hiện được thông tin của khách hàng.
Ngân hàng sẽ sử dụng số CIF này để giải mã và tra cứu thông tin tài khoản của khách hàng để thuận lợi cho việc thự hiện giao dịch cũng như quản lý thông tin.
Vai trò của số CIF
Như định nghĩa trên đã cho ta thấy số CIF có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp ngân hàng quản lý thông tin của khách hàng mà còn dễ dàng hơn trong việc tra cứu hay truy xuất giao dịch.
Vì khi bất kỳ dữ liệu giao dịch nào được thực hiện như thống kê tiền vay, lãi hay nhỏ nhất là thay đổi thông tin tài khoản đều được lưu vào số CIF.
Phương thức hoạt động của số CIF?
Bất cứ một tài khoản ngân hàng nào mà bạn đăng ký đều có mã số CIF riêng biệt do ngân hàng cấp. Điều này cũng chính là điều kiện bắt buộc để ngân hàng thực hiện các thao tác cập nhật và thông báo dữ liệu thay đổi của khách hàng đến hệ thống trực tiếp. Ngoài ra số CIF còn thực hiện một số điều sau:
- CIF chịu trách nhiệm trong việc tích hợp dữ liệu thông tin khách hàng để góp phần duy trì độ chính xác cần thiết trong lĩnh vực tín dụng. Ví dụ như theo dõi và phản ánh các cuộc giao dịch, số dư hiện có trong tài khoản, loại tài khoản hay các khoản tiết kiệm, cho vay của khách hàng, …
- Số CIF thực hiện việc định danh thông tin cá nhân cần thiết của khách hàng như Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại hay các đặc điểm nhận dạng, …
- Số CIF là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ bổ sung chức năng tài chính của chủ thẻ và cũng đáp ứng được nhu cầu bán chéo cấp thiết của ngân hàng
- Bên cạnh đó, số CIF giúp cho quá trình phân tích hoạt động giao dịch của khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, tại một số ngân hàng thương mại còn cho hiển thị mã số này trên thẻ tín dụng của khách hàng.

Phân biệt giữa số CIF, số thẻ ngân hàng và số tài khoản
Hầu hết hiện nay người dùng thẻ ATM vẫn còn nhầm lẫn các thuật ngữ này với nhau. Số CIF sẽ có điểm khác biệt với hai thẻ còn lại như sau:
- Độ dài mã số sẽ trong khoảng từ 8-11 chữ số, tùy ngân hàng sẽ có độ dài hơn đó là từ 12-19 mã số
- Mã số thường được in nổi trên bề mặt thẻ ATM
- Mã số CIF sẽ được xếp theo thứ tự sau mã nhà nước, mã ngân hàng
Còn lại đây sẽ là bảng phân biệt giữa số tài khoản và số thẻ ATM:
Bảng phân biệt giúp khách hàng hiểu rõ hơn giữa các loại mã số của thẻ ngân hàng. Việc hiểu rõ cũng như phân biệt được 3 loại mã số sẽ giúp cho quý khách sử dụng và khai thác tối ưu được thẻ ATM.
Làm thế nào để biết số CIF ngân hàng?
Để tra cứu được mã số CIF của ngân hàng, bạn có thể tham khảo một trong các cách sau:
Tìm kiếm, tra cứu trực tiếp trên ngân hàng trực tuyến
Chỉ cần có một chiếc điện thoại hoặc máy tính là bạn có thể tra cứu được mã số CIF một cách dễ dàng. Tuy nhiên để thực hiện cách này, bạn cần phải đăng ký Internet Banking trước tiên.
- Bước 1: Bạn đăng nhập và truy cập tài khoản Internet Banking trên ứng dụng di động hoặc trực tiếp trên website
- Bước 2: Chọn vào mục Tùy chọn, sau đó nhấn chọn Tuyên bố điện tử
- Bước 3: Tiếp theo lựa chọn Khoảng thời gian
- Bước 4: Giao diện sẽ hiện ra trang tóm tắt, trong đó sẽ bao gồm cả số CIF
Tra cứu bằng phương thức khác
Nếu chưa đăng ký Internet Banking thì bạn có thể thử một số cách dưới đây để tra cứu mã số CIF:
- Thông thường tại các trang đầu của sổ tiết kiệm hoặc sổ Séc sẽ có mã số CIF
- Để tra cứu nhanh hơn thì bạn nên liên hệ đến hotline của ngân hàng để được hỗ trợ nhanh chóng
- Hoặc bạn có thể đến các điểm giao dịch gần nhất để được nhân viên hỗ trợ tư vấn

Một số mã CIF phổ biến của các ngân hàng tại Việt Nam
Ngoài việc tra cứu bằng các cách trên, bạn có thể dựa vào một số thông tin dưới đây để biết được mã số CIF của mình:
Mã số CIF của VPbank
Độ dài số trên thẻ của ngân hàng VP Bank sẽ có độ dài là 12 chữ số, tiếp theo đó là 4 số của mã BIN, tới mã ngân hàng VPbank là 2 số tiếp theo, tương tự như trên các số còn lại là để giúp ngân hàng hỗ trợ phân biệt khách hàng
Mã số CIF của ngân hàng BIDV
- Số CIF được in nổi trên thẻ với độ dài từ 8 đến 9 chữ số. Trong đó, 6 số đầu sẽ được quy ước là mã BIN (đầu số là 9704 18), còn lại là mã CIF
Mã số CIF của ngân hàng TP Bank
- Quy ước tương tự như trên, 6 số đầu sẽ là mã BIN (đầu số là 9704 23) và còn lại là số CIF
Mã số CIF của Vietcombank
- Quy ước 8 chữ số in trên mặt thẻ, trong đố 4 số đầu là mã của ngân hàng Việt Nam nói chung, tiếp 2 số sau là mã số riêng của ngân hàng Vietcombank, 8 số sau chính là mã CIF. Còn lại 3 số cuối cùng là có chức năng giúp ngân hàng có thể phân biệt khách hàng.
- Ví dụ dãy số trên thẻ sẽ có dạng như sau 9704 36 12345678 111, số CIF sẽ là 12345678
Có thể thấy rằng, mã số CIF là một trong những thông tin vô cùng quan trọng mà khách hàng cần phải lưu ý. Số CIF thể hiện các hoạt động tín dụng cũng như thông tin cá nhân của khác hàng. Vì vậy, việc đem mã số CIF chia sẻ cùng người khác là không nên. Người xấu sẽ lợi dụng mã CIF đó để đánh cắp thông tin cá nhân, nghiêm trọng nhất sẽ là bị đánh cắp tiền trong tài khoản. Do đó, hãy thận trọng trong việc chia sẻ các dữ liệu quan trọng khác cho người lạ nhé!
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi “Số CIF là gì?” cũng như một số thông tin liên quan. Hy vọng sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về các dữ liệu quan trọng của ngân hàng để sử dụng hiệu quả hơn!