Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng sẽ giúp bạn biết cách tính lãi suất vay vốn, số tiền mình phải chi trả hàng tháng nhanh, chính xác nhất.
Vay vốn là một trong những phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề tài chính của chúng ta. Do nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng cao của khách hàng, nên hiện nay có rất nhiều hình thức vay vốn ngân hàng khác nhau ra đời như: vay tiền online, vay tín chấp, vay thế chấp…. Mỗi hình thức vay đều có những cách tính lãi suất khác nhau tùy thuộc vào gói sản phẩm mà khách hàng đang vay. Tuy nhiên một trong những cách tính lãi được ngân hàng áp dụng nhiều nhất là công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng.
Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng chuẩn
Hiện nay các sản phẩm vay vốn đều có thể áp dụng hình thức lãi suất gốc lãi trả đều hàng tháng. Vì vậy bạn cần nắm rõ công thức tính lãi suất trả đều hàng tháng để tránh trường hợp không thống nhất về vấn đề lãi của khoản vay như sau:
Tổng tiền phải trả = (Tổng tiền gốc nhân cho Lãi suất) / thời gian vay (tháng)
Khi áp dụng cách tính lãi gốc trả đều hàng tháng thì số tiền mà khách hàng trả mỗi tháng đều sẽ như nhau trong suốt thời gian vay. Bên cạnh đó bạn cần phải chú ý rằng số tiền phải trả hàng tháng sẽ được tính dựa trên lãi suất cố định. Còn nếu như áp dụng cách tính này đối với dư nợ gốc giảm dần thì có nghĩa là lãi suất sẽ tính dựa trên số tiền nợ gốc còn lại của khoản vay trên thực tế. Số tiền lãi sẽ giảm theo số tiền nợ gốc còn lại.
Hướng dẫn cách tính lãi suất vay thả nổi hàng tháng bạn cần biết
Đầu tiên bạn cần phải nắm rõ công thức áp dụng dành cho khoảng thời gian vay ban đầu. Khi đó lãi suất của khoản vay sẽ được áp dụng theo hợp đồng. Tuy nhiên khi đã hết thời gian lãi suất ưu đãi thì sẽ áp dụng công thức tính lãi suất thả nổi theo thị trường.
Cách tính lãi suất khoảng thời gian vay ban đầu như sau:
Lãi suất hàng tháng = (Số tiền vay nhân cho lãi suất cố định) chia lại cho 12 tháng
Cách tính lãi suất theo công thức lãi suất thả nổi hàng tháng như sau:
Lãi suất phải trả = (Số tiền vay nhân cho lãi suất thả nổi) chi lại cho 12 tháng.
Hướng dẫn cách tính lãi suất trả đều hàng tháng trên dư nợ gốc giảm dần bạn nên biết
Theo như những phân tích phía trên thì tính lãi suất theo dư nợ gốc giảm dần sẽ dựa theo số tiền nợ còn lại của khoản vay trên thực tế. Công tính lãi suất trả đều hàng tháng trên dư nợ gốc giảm dần như sau:
- Tiền khách hàng phải trả vào tháng thứ nhất = (Số tiền vay chia cho thời gian vay) cộng với (số tiền vay nhân cho lãi suất cố định tháng)
- Tiền khách hàng phải trả vào tháng thứ 2 = Số tiền đã vay chia cho thời gian vay + (Số tiền đã vay – số tiền gốc trả tháng thứ nhất) nhân lại cho lãi suất cố định tháng.
- Số tiền khách hàng phải trả vào tháng thứ 3 = (Số tiền đã vay chia cho thời gian vay) + (Số tiền đã vay – tiền gốc đã trả tháng đầu – tiền gốc đã trả tháng thứ 2) nhân cho lãi suất cố định tháng.
- Các tháng tiếp nữa theo bạn cũng áp dụng tương tự theo công thức trên, nhưng cần phải trừ đi tổng số tiền gốc đã trả.
Hầu như các phương thức thanh toán lãi đều phụ thuộc vào mục đích vay của khách hàng hoặc tính chất của gói sản phẩm. Từ đó, chúng ta có thể tính toán tiền lãi suất được trả theo tháng, quý,năm.
Trên đây là công thức chung của gốc lãi trả đều hàng tháng. Tuy nhiên khi bạn đi vay sẽ được nhân viên ngân hàng tư vấn và chọn một trong hai phương thức trả lãi phù hợp với nhu cầu tài chính cá nhân.
Tìm hiểu tổng quan về lãi suất ngân hàng
Lãi suất ngân hàng có nghĩa là phí mà bạn phải trả cho quyền sử dụng khoản tiền của chủ sở hữu trong một khoản thời gian nhất định. Thông thường lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm, phần nghìn của số tiền gửi vào hoặc cho vay trong thời gian nhất định là ngày, tháng hoặc năm.
Bên cạnh đó mức lãi suất cho khoản tiền gửi hoặc vay sẽ khác nhau. Nó tùy thuộc vào thời gian, số lượng tiền lớn hay nhỏ, phương thức gửi hoặc vay, đối tượng ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng bao gồm những loại nào?
Hiện nay có nhiều loại hình và sản phẩm vay vốn khác nhau. Từ đó xuất hiện nhiều hình thức lãi suất không giống nhau được phân loại dựa trên các tiêu chí sau đây.
Lãi suất dựa theo tiêu chí nguồn sử dụng
Dựa theo nguồn sử dụng mà lãi suất ngân hàng được chia thành 2 loại là: lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn.
- Lãi suất huy động vốn có nghĩa là mức quy định khoản phí lãi mà đơn vị tài chính hoặc ngân hàng phải trả cho người gửi tiền vào.
- Lãi suất cho vay có nghĩa là mức phí mà đơn vị tài chính hoặc ngân hàng đưa ra để khách hàng trả cho khoản vay của mình. Hiện nay lãi suất cho vay được chia thành 3 loại phổ biến là: lãi suất của các tổ chức tài chính đối với nhau, lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam dành cho các đơn vị tổ chức tín dụng, lãi suất của các đơn vị tài chính dành cho khách hàng vay vốn.
Lãi suất dựa theo tiêu chí giá trị thực
Dựa theo giá trị thực thì lãi suất ngân hàng được chia thành 2 loại chính là: lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
- Lãi suất danh nghĩa là loại lãi thể hiện trên quy ước trên giấy tờ được thỏa thuận trước đó nhằm xác định một kỳ hạn gửi hoặc vay.
- Lãi suất thực có nghĩa là loại lãi suất xác định dựa trên giá trị thực của khoản lãi được trả hoặc thu về sau khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát thực tế.
Lãi suất dựa theo tiêu chí phương thức trả
Dựa theo phương thức trả mà lãi suất ngân hàng chia thành 2 loại: lãi suất trả trước và lãi suất trả sau.
Lãi suất trả trước là loại là lãi đã được tính trước và tính cộng vào phần tiền gửi
Lãi suất trả sau là lãi mà người gửi chỉ được nhận sau kỳ hạn gửi tiền.
Lãi suất dựa theo chức năng của các ngân hàng
Dựa theo chức năng của ngân hàng mà lãi suất được chia thành 2 loại như sau: lãi suất của các tổ chức tín dụng và lãi suất ngân hàng nhà nước.
- Lãi suất của các tổ chức tín dụng là lãi mà đơn vị tài chính áp dụng đối với các giao dịch của khách hàng bao gồm: lãi suất cho vay, lãi suất thỏa thuận, lãi suất tiền gửi, lãi suất liên ngân hàng.
- Lãi suất ngân hàng nhà nước là lãi do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định trong các hoạt động ngân hàng bao gồm: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản.
Kết luận
Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng trong bài viết này rất chính xác và nhanh chóng nhất hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào nó và tính toán các khoản lãi riêng của mình. Từ đó tránh được các trường hợp nhầm lẫn hoặc chi tiêu không hợp lý dẫn đến nợ xấu.