Trong thời gian gần đây, hình thức vay tiền bằng cách cầm sổ bảo hiểm xã hội đã và đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về hình thức này. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hình thức vay này cũng như các lưu ý cần biết trong quá trình thực hiện vay nhé!
Hiểu như thế nào về cầm sổ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định, người lao động các quyền như sau:
- Được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo đúng quy định của Luật và sẽ được cấp, được quản lý BHXH.
- Người lao động được nhận lương hưu và trợ cấp các bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời dựa theo hình thức chi trả trực tiếp từ các cơ quan BHXH hoặc tại các tổ chức, dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

- Bên cạnh đó, theo quy định của Luật BHXH từ 2014, mọi người lao động có quyền được giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình để dễ dàng trong việc quản lý, theo dõi quá trình đóng BHXH của các chủ doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, lợi dụng điều này, nhiều người đã sử dụng sổ BHXH đi thế chấp ngân hàng thương mại để tiến hành thực hiện các loại hợp đồng vay tiền tín dụng.
Sổ bảo hiểm xã hội này cũng được coi như tài sản cá nhân của người lao động đặc biệt là khi về già, về hưu. Hiện nay, có khá nhiều đơn vị tài chính đã lợi dụng những người lao động đang gặp khó khăn để tiến hành đưa ra các hình thức vay bằng cách cầm cố sổ BHXH của họ.
Những người lao động có BHXH thì khi họ nghỉ việc, họ sẽ được hưởng một chế độ nhất định cũng như những lợi ích không hề nhỏ.
Thêm vào đó, hình thức cầm sổ bảo hiểm xã hội này cũng được biết đến là hình thức vay mà không cần thế chấp tài sản hay chứng minh thu nhập. Việc của bạn chỉ đơn giản là cung cấp sổ bảo hiểm xã hội của mình đến các đơn vị cho vay, các công ty tài chính để dựa vào đó có thể xét duyệt, thông báo hạn mức cũng như mức lãi suất vay một cách phù hợp nhất.
Hiện nay, tại các ngân hàng hay công ty tài chính cũng không cung cấp sản phẩm này mà chỉ có tại các đơn vị tư nhân mới tiến hành nhận cầm sổ bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: 29+ App Vay Tiền Nhanh Chỉ Cần CMND Uy Tín Lãi Suất Thấp
Các điều kiện, thủ tục bạn cần biết khi tiến hành cầm sổ bảo hiểm xã hội
2 Điều kiện cơ bản để bạn có thể cầm sổ bảo hiểm xã hội:
- Người cầm cố sổ bảo hiểm phải là người lao động tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp,.. và được đóng BHXH theo đúng quy định của Nhà nước.
- Người đi cầm sổ bảo hiểm phải là người không có tiền án, tiền sự hoặc đang chịu án treo theo quy định của pháp luật.
3 Thủ tục cơ bản khi tiến hành cầm sổ bảo hiểm xã hội:
- Người cầm sổ cần có CMND hoặc CCCD chính chủ, còn giá trị sử dụng.
- Cần có sổ BHXH bản gốc và còn giá trị sử dụng.
- Có sổ hộ khẩu chính chủ.

Xem thêm: 25+ Dịch Vụ Hỗ Trợ Cho Vay Tiền Nóng Gấp Online Có Tiền Ngay
Tiến hành cầm sổ bảo hiểm xã hội sẽ nhận được bao nhiêu tiền?
Tùy theo nhu cầu vay tiền cũng giá trị của sổ bảo hiểm xã hội mà một số dịch vụ cho vay cầm cố sổ bảo hiểm xã hội sẽ có hạn mức dao động từ 10 – 50 triệu đồng.
Nếu bạn có các loại giấy tờ khác như CMND, thẻ sinh viên, bằng lái xe, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu,….bạn có thể sẽ được hỗ trợ thêm từ 10 – 30 triệu đồng.
Bên cạnh đó, nếu như bạn đang có các tài sản thế chấp khác như ô tô, xe máy,… thì số tiền sẽ dựa theo giá trị tài sản mà bạn thế chấp.
Mặc dù, hình thức vay này khá nhanh nhưng cũng khá rủi ro. Lý do là bởi không có một ngân hàng hay công ty tài chính nào có thể triển khai các sản phẩm cho vay thế chấp bằng sổ bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn chỉ có thể thực hiện hình thức này thông qua các tiệm cầm đồ mà thôi nhé!
Xem thêm: 11+ app vay tiền online nhanh lãi suất thấp chỉ cần CMND
Đánh giá ưu, nhược điểm của việc cầm sổ bảo hiểm xã hội
Dưới đây là những ưu, nhược điểm của việc cầm sổ bảo hiểm xã hội bạn cần tham khảo:
Ưu điểm
- Không bắt khách hàng phải chứng minh thu nhập hay thế chấp tài sản nào khác.
- Thủ tục tiến hành vay cực kỳ đơn giản, thời gian giải ngân ngay trong ngày.
- Dễ dàng được hỗ trợ vay vốn lên đến 20 triệu đồng.
- Lãi suất vay với nhiều hình thức, ưu đãi khác nhau.
- Hạn mức cho vay và thời gian tiến hành chi trả cực kỳ linh hoạt, đơn giản.

Nhược điểm
Thông thường, việc báo mất sổ BHXH cũng khá dễ dàng nhưng lại gây rủi ro cho chính những bên nhận cầm. Do đó, hình thức này được khá ít ngân hàng hay công ty tài chính áp dụng.
Việc nhận cầm, cho vay cầm cố sổ bảo hiểm xã hội có hợp pháp hay không?
Căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm và Luật dân sự đã quy định rõ về việc sổ bảo hiểm xã hội này không phải là tài sản cũng như không có giá trị trong mua bán, trao đổi hoặc thế chấp, cầm đồ thứ gì đo. Vì vậy, việc cho vay cầm cố sổ bảo hiểm xã hội là trái với quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, căn cứ theo điều 27 Nghị định 95 thì những trường hợp vi phạm pháp luật là khi mang sổ BHXH của mình để cầm cố có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Mức độ vi phạm cũng như mức xử phạt có thể gia tăng khi mà người chủ sổ và người cầm sổ có những sự điều chỉnh liên quan đến nội dung sổ.
Hơn nữa, căn cứ theo điều 28 trong Quyết định số 636/QĐ-BHXH của năm 2016, sổ bảo hiểm khi được mang đi cầm cố rồi thì sẽ không có giá trị để được cấp sổ mới.

Như vậy, bài viết hôm nay đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích về cầm sổ bảo hiểm xã hội. Nhìn chung, đây là một hình thức đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng nhưng chưa thực sự an toàn. Do đó, nếu bạn đang có ý định cầm sổ bảo hiểm xã hội thì cần suy nghĩ một cách cẩn thận và tìm địa chỉ uy tín nhất nhé!